Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, ít nhất trong 2 tuần tới người dân cần tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện...

Cụ thể như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 1.

Những việc cần làm ngay trong 2 tuần tới

Để phòng chống dịch bệnh COVID-19 , Bộ Y tế khuyến cáo người dân, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện 7 việc sau:

- Thứ nhất , hạn chế tụ tập đông người từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020.

- Thứ hai , ít nhất trong 2 tuần tới, tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt dịch công chứng để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

- Thứ ba , đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh để bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân.

- Thứ tư , tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng.

- Thứ năm , cần thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm bệnh.

- Thứ sáu , nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.

- Thứ bảy , trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe. (Hình minh họa).

Trước đó, Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ ngày 12/3/2020 đến nay thực hiện ngay các biện pháp sau:

- Liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và trợ giúp;

- Khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI (tải về điện thoại di động từ ncovi.vn). Những người không có điện thoại di động có thể khai báo trực tuyến trên trang web tokhaiyte.vn. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của mình để được trợ giúp.

- Tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà riêng hoặc nơi lưu trú. Bộ Y tế đề nghị tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước thực hiện nghiêm những quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 theo Quyết định 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị người bệnh, đặc biệt là những người đang làm việc tại các khoa bệnh nhiệt đới.

Nguồn: Bộ Y tế

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức "đáng lo ngại"

" Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã dịch công chứng hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết. 

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 1.

Trong tháng 3/2020, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 6.553, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung cả Quý I, có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ 2019). Trong đó:

+ 18.596 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26,0%).

Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong Quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

+ 12.178 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 20,6%). Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể trong Quý I/2019 trước đó tăng cao bởi hơn một nửa số đó ( 8.404 doanh nghiệp) bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

+ 4.115 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Tính trung bình, mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 2.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay - tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, "đóng băng" hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng "ngủ đông" để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chứ chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.

Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 có xu hướng chững lại. Cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 3.

Tình hình vốn đăng ký Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong Quý I/2020 là 14.810 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của Quý I/2019 so với Quý I/2018 tăng đến 78,1%.

" Đây là điều đáng lo ngại bởi theo ghi nhận hàng năm thì khoảng thời gian Quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có phương án tối ưu nhất ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản?

01

Tôi từng biến mất khoảng một tuần, có người bạn để ý nên nhắn tin hỏi tôi đã đi đâu.  Tôi im lặng rất lâu, sau đó đáp: "Sống quá thất bại, cần tìm một nơi để trốn chạy".

Người bạn đó nói: "Như cậu mà còn gọi là thất bại thì có phải bọn tôi đừng nên sống nữa hay không".

Tôi trả lời: "Làm gì đến mức thế. Mà nói chung cố mà sống thôi, kiếm tiền".

Người bạn: "Cậu mà thiếu tiền ư? Tính theo tuổi cậu giờ chắc cũng phải tiết kiệm được kha khá rồi. Tháng nào cũng có lương, lại còn viết lách thêm, cả đống tiền".

Tôi đọc mà bật cười: "Tôi nghèo lắm, trời ạ. Ở tuổi tôi thì nên tích được bao nhiêu tiền chứ? Cậu nghĩ thử coi".

Tôi mang câu hỏi này post lại lên MXH và thu về vô số đáp án, phần lớn đều của những người độ tuổi từ 18-35 tuổi.

27 tuổi, không nhà, không xe, không bạn gái, không tiền tiết kiệm...

23 tuổi, một căn nhà, tài sản cá nhân khoảng 300 triệu...

25 tuổi, có nhà, có xe, có vợ, có con, không có tiền tiết kiệm...

28 tuổi, ở trọ, có bạn gái, không có tiền tiết kiệm...

19 tuổi, sống dựa vào trợ cấp của gia đình, tài sản cá nhân có điện thoại, đồng hồ?

29 tuổi, một công ty, một biệt thự, một Mercedes, tài sản hiện nay tính tiền tỷ...

... Không có gì cả...

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 1.

Cứ thế, mọi người so đi tính lại, có người giàu, có người nghèo, có người hâm mộ, có người tranh cãi... Rồi không ai bảo ai, mọi người đều tập trung vào người có câu trả lời có công ty, có biệt thự, có siêu xe kia. Tất nhiên, câu hỏi lúc này tất cả đều kiểu: "Có phải cậu là rich kid không? Có phải lập nghiệp lâu lắm rồi không? Mà lập nghiệp sớm cũng không thể có biệt thự, có siêu xe nhanh như thế được".

Kỳ lạ là khổ chủ lại hoàn toàn im lặng giữa cơn ồn ào mình gây ra.

Lúc này, có người khẳng định chắc nịch: "Chắc chắn con nhà giàu luôn. 23 tuổi tốt nghiệp đại học, vừa tốt nghiệp đã mở công ty riêng, lái siêu xe. Nếu không phải nhà có điều kiện thì làm gì có chuyện 29 tuổi đã phất nhanh vậy".

Bên dưới 100 comment thì 99 comment đồng tình: "Đúng vậy".

Sau đó lại là một loạt than vãn, kể khổ, thở dài, kêu ca bất công.

Lúc này đây tôi tự nhiên hối hận câu hỏi mình đã đăng lên. Trải nghiệm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hoàn cảnh, thử thách, con đường mọi người có cũng thế. Sự so sánh vô hình này sẽ khiến người ta cảm thấy vừa ngưỡng mộ vừa áp lực vô cùng.

02

Ngày hôm sau, anh chàng 29 tuổi kể trên inbox riêng cho tôi, hỏi: "Cậu có tin tôi là rich kid không?".

Tôi ngẫm nghĩ rồi kết hợp với phản ứng đám đông nên đồng ý.

Người ấy lại nói: "Nhà tôi làm kinh doanh thật nên chắc sinh ra tôi đã có máu kinh doanh. Nhưng chỉ có máu kinh doanh thôi thì tác dụng gì? Lên cấp 3, tôi vừa học vừa tìm cách đầu tư. Lên năm nhất đã thành lập công ty riêng. dịch công chứng Tới năm 2, công ty phá sản, tôi mang món nợ gần 1 tỷ đồng. Năm 3 đại học, vất vả lắm tôi mới lên được một dự án, chạy vạy, đi khắp nơi xin đầu tư hơn 3,2 tỷ, nhưng cuối cùng chỉ xin được 1,6 tỷ. Đã vậy nhà đầu tư còn rút vốn giữa chừng, tôi khốn đốn đến mức không trả nổi lương cho nhân viên. Khi đó tôi đã nghĩ mình trắng tay rồi. Tôi không biết mình đã vượt qua quãng thời gian đó như thế nào nữa. Cuối cùng, cơ hội đến, tôi một lần nữa sống lại. Đương nhiên, suy cho cùng tôi vẫn may mắn hơn nhiều người khi ông trời nhận ra sự cố gắng của tôi. Tôi đã tự trở thành rich kid của cuộc đời tôi".

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 2.

Đọc xong tâm sự của doanh nhân trẻ này, tôi thở dài. Đúng là không có so sánh thì không có đau thương. 

Chúng ta của hồi cấp 3 còn đang cắm đầu vào học, hoặc bám hành lang bàn luận cậu bạn lớp bên nào đẹp trai, đàn em khóa dưới nào xinh gái, "kinh doanh" là khái niệm gì đó quá ư lạ lẫm hoặc cho rằng đó là việc của người lớn, chẳng liên quan gì đến mình hết. 

Tới năm nhất đại học, chúng ta nghĩ mình là tân sinh viên, chỉ quan tâm đến chuyên ngành của mình rồi lo yêu đương. "Công ty riêng" là từ trên trời, nói chi đến việc tự mình quản lý, vận hành, lãi, nợ gì đó hoàn toàn xa tầm với.

23 tuổi tốt nghiệp, theo đúng quy trình thì chúng ta sẽ lao đầu đi tìm việc. Trước khi tìm được việc hoặc kể cả mới đi làm thì còn thử việc, thực tập, lương thấp, chúng ta vẫn phải sống dựa vào bố mẹ. Loay hoay giữa thành phố lớn, lo tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, lương cơ bản coi như đủ, lấy đâu ra tiền tiết kiệm. Chúng ta phần đông giống với trường hợp 27 tuổi, không nhà, không xe, không tiền tiết kiệm, không có cả người yêu.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 3.

Tất nhiên, cũng có một kiểu người còn trẻ đã kết hôn, bố mẹ hai bên đều có điều kiện nên mua nhà cho. Hai vợ chồng trẻ giải quyết được vấn đề nhà cửa rồi thì nay chỉ cần lo làm việc thôi, không có tiền tiết kiệm cũng không sao.

Còn người có câu trả lời 23 tuổi có nhà, có 300 triệu trong tài khoản kia có thể là rất giỏi, tự mua được nhà, hoặc được bố mẹ mua cho. Còn 300 triệu tiết kiệm là cô ấy tự nỗ lực mà, không thì do có người giúp.

Nói chung, bạn hoàn toàn không thể nhìn vào độ tuổi của một người để phán đoán xem họ cần phải có bao nhiêu tiền. Bởi lẽ, bạn có thể có cơ duyên hoặc không, bạn có thể có may mắn hoặc không, bạn có thể cố gắng hoặc không, quá nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

03

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 4.

Tôi có một cô bạn mà tôi coi như nữ thần. Lý do là vì cô ấy rất xinh, rất giỏi, làm việc ở công ty lớn, thường check-in ở những nơi mà người thường ít có khả năng tới, lâu lâu còn chụp ảnh chung với toàn người nổi tiếng. Ngay cả việc xem trang cá nhân của cô ấy thôi tôi cũng nhận thấy nó khác với người khác, nơi đó toát ra cái khí chất ở "tầng trên". Nếu không phải biết rõ cô ấy, tôi sẽ nghĩ cô ấy rất giàu, lương cao chót vót, gia thế khủng, tiền tiết kiệm cũng rất nhiều. Thế nhưng quen rồi mới biết, cô ấy thực ra chỉ là một thợ trang điểm bình thường. Vì hay theo các đoàn làm phim nên được đi khá nhiều nơi, thậm chí nếu đoàn phim thiếu diễn viên quần chúng hoặc vai phụ của phụ, cô ấy cũng được mời tham gia luôn.

Tôi hỏi cô ấy: "Nghề của bà chắc lương cao lắm nhỉ? Suốt ngày được đi nữa chứ, mới 20 tuổi nhưng chắc tiết kiệm được kha khá rồi đúng không?".

Cô ấy cười khổ: "Ông nhìn bên ngoài thì thấy thế thôi chứ tiền lương là một chuyện, phải đi theo tôi ông mới biết mọi chuyện thực sự là như thế nào".

Sau này có lần vì quá tò mò, tôi đi làm "thợ phụ" cho cô nàng thật. Cô ấy nhận trang điểm cho một đoàn làm phim, đến cảnh nữ chính là cô dâu cần quay ngoại cảnh, cô ấy đi theo. Mỗi ngày chỉ được nghỉ ngơi 4 tiếng, vì phải quay cảnh bình minh nên 4 giờ sáng cô ấy đã phải dậy trang điểm. Diễn viên quay thì cô ấy ngồi chợp mắt trên ghế, không dám ngủ say vì sợ người ta cần dặm phấn hay tô son thêm. Cứ thế, cảnh này vừa xong, cô ấy lại chạy qua cảnh khác, trang điểm hết vai này đến vai khác. Cả ngày dài làm việc, lưng cô ấy có khi còn không thẳng lên được. Nếu đoàn phim quay đêm, cô ấy cũng phải thức theo.

Làm mấy năm, tiền tiết kiệm đúng là có thật nhưng cơ thể cô ấy cũng đến lúc biểu tình: Đau dạ dày, đau lưng, suy giảm trí nhớ, trái gió trở trời thì đau hết mình mẩn... Tới lúc này, tiền kiếm được muốn tiêu cũng không xong. Đó là chưa kể đến chuyện nếu không việc, cô ấy chỉ biết ngồi nhà chạy mấy job nhỏ lẻ, công bỏ ra thì nhiều mà tiền thu về thì ít.

04

Nói chung, khi bạn hơn 20 tuổi, bạn cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm là chuyện của bạn, chứ xã hội không hề có tiêu chuẩn thống nhất nào hết. 

Nếu bạn còn đi học, dù bạn không có tiền tiết kiệm cũng không ai khinh thường bạn hết, là học sinh thì việc học mới là quan trọng, cơ hội kiếm tiền tương lai còn rất nhiều.

Nếu bạn đã đi làm mà cũng chẳng có tiền tiết kiệm cũng không sao, dù sao bạn vẫn còn trẻ, cố gắng nhiều hơn một chút là được.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 5.

Về cơ bản, những điều bạn trải qua cũng như cơ sở kinh tế giữa người với người không giống nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Chúng ta không ai giống ai hết, điều công bằng duy nhất là chúng ta có quỹ thời gian như nhau, quyền lợi học tập như nhau và khát vọng kiếm tiền như nhau. Chỉ cần bạn vững tin thì số phận cũng có thể thay đổi. 

Cứ kiên trì đi, kiên trì đến lúc chân mỏi, giọng khàn, mắt mờ, như vậy, bạn sẽ có được nhiều hơn cả những gì bạn muốn.  20 tuổi, thậm chí 30 tuổi không có tiền tiết kiệm không sao hết, không có nhà không sao hết, không có xe không sao hết, không có bồ cũng không sao hết, có năng lực và một trái tim mạnh mẽ mới là điều quan trọng.

Cố gắng thì hơi mệt một chút, nhưng ít nhất cảm giác luôn thấy an tâm.

Không ngờ "Ký ức vui vẻ" lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình

Sau hơn 1 năm điều trị bệnh ung thư phổi, Mai Phương đã quay trở lại với công việc khi tham gia các chương trình, dự án nhỏ lẻ. Tuy nhiên từ cuối năm 2019, nữ diễn viên phải tái nhập viện để điều trị do bệnh tình trở nặng. Cho tới mới đây, một người bạn của Mai Phương đã chia sẻ hình ảnh của cô trong bệnh viện, kèm chia sẻ tiết lộ tình hình sức khoẻ nữ diễn viên.

Mặc dù trong bức ảnh, nữ diễn viên nở nụ cười tươi tắn nhưng theo người bạn này tiết lộ, hiện sức khoẻ của cô đang rất yếu và đau đớn sau mỗi dịch công chứng lần vào thuốc. Mới đây nhất, trên trang cá nhân của Trịnh Kim Chi, nữ diễn viên thông báo rằng Mai Phương đã qua đời vào ngày 28/3.

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 2.

Hình ảnh gần đây của Mai Phương trong bệnh viện được một người bạn chia sẻ

Được biết, lần cuối cùng mà khán giả còn được gặp Mai Phương trên sóng truyền hình là ở chương trình " Ký ức vui vẻ " vào năm ngoái. Sau thời gian dài điều trị bệnh, nữ diễn viên quay trở lại với công việc bằng buổi ghi hình vào ngày 27/9. Đại diện ê-kíp sản xuất chương trình cũng cho biết Mai Phương tỏ ra hào hứng và vui vẻ trong suốt buổi ghi hình.

Tuy nhiên, khi tập phim này lên sóng, Mai Phương đã làm khán giả không khỏi lo lắng cho tình hình sức khoẻ của cô vì giọng nói rất run, hơi thở yếu và sắc mặt khá nhợt nhạt. Khi MC Lại Văn Sâm hỏi: "Bây giờ sức khoẻ của Mai Phương tốt hơn chưa?". Nữ diễn viên mau chóng trả lời: "Tôi vẫn đang chiến đấu và sẽ cố gắng hết mình". Câu nói này cùng nụ cười tươi rói của Mai Phương đã làm tất cả khách mời, khán giả có mặt trong trường quay đều vô cùng xúc động.

Sau khi quay hình, nữ diễn viên cũng hạn chế nhận show để tập trung dưỡng bệnh.

Mai Phương nói chuyện run rẩy, yếu ớt trên sóng truyền hình

Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 4.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 5.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 6.
Không ngờ Ký ức vui vẻ lại là lần cuối khán giả được nghe Mai Phương trò chuyện trên sóng truyền hình - Ảnh 7.

Mai Phương quay hình cho "Ký ức vui vẻ" vào ngày 27/9/2019

"Ký ức vui vẻ" là chương trình giúp khán giả được gặp lại nhiều nghệ sĩ gắn liền với hồi ức của các thế hệ khán giả. 3 cố nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín, Lê Bình và Anh Vũ cũng từng tham gia chương trình ý nghĩa này và gợi lại nhiều ký ức trong lòng người xem. Chỉ tiếc rằng, đây cũng là lần xuất hiện cuối cùng của 3 nghệ sĩ tài năng này trên sóng truyền hình khi cả 3 đã qua đời vào năm 2019.

Loạt idol mang đậm “chất” YG: Rosé và đàn chị giọng “độc” có 1-0-2, từ G-Dragon tới Jennie đều “rap ra lửa”, hội visual tiên tử thì đỉnh miễn bàn

YG Entertainment  được biết đến với phong cách cá tính, độc đáo có từ ngày  BIGBANG  và  2NE1  debut. Sau này, tuy họ định hướng nghệ sĩ của mình theo nhiều concept khác nhau, nhưng dàn "gà" YG nhìn chung vẫn toát lên dấu ấn riêng.

Dưới đây là loạt thần tượng mang đậm phong cách của YG Entertainment đến mức dù non-fan không biết họ là ai cũng có thể đoán ra công ty của những người này, dựa vào đặc điểm ngoại hình và cách hát, rap hay thậm chí là kĩ năng vũ đạo.

Dàn rapper tài năng, cá tính

Nhắc đến rap thì có lẽ không công ty nào có dàn idol rapper nổi tiếng bằng YG Entertainment. Các nhóm nhạc thuộc công ty này đều sở hữu ít nhất một rapper xuất sắc, mang phong cách cá nhân độc đáo. Điểm chung của họ là khả năng rap mạnh mẽ, kĩ năng làm chủ sân khấu tốt, phong cách cực ngầu có thể khuấy đảo bất kì sân khấu nào mỗi lần xuất hiện.

Xét trong các nhóm nhạc thần tượng thuộc thế hệ thứ 2, CL (2NE1) và G-Dragon dịch công chứng (BIGBANG) được coi là 2 rapper xuất sắc hàng đầu. Kĩ năng rap của thủ lĩnh BIGBANG đã được nhiều người công nhận khi anh là chủ nhân của nhiều ca khúc đỉnh cao và những tiết mục "rap ra lửa". Về phía CL, cô là 1 trong những nữ rapper được đánh giá cao với cách tạo flow bắt tai và khả năng làm chủ sân khấu tốt. Cả GD và CL đều là những rapper được giới underground tại Hàn Quốc đánh giá cao.

Loạt idol mang đậm “chất” YG: Rosé và đàn chị giọng “độc” có 1-0-2, từ G-Dragon tới Jennie đều “rap ra lửa”, hội visual tiên tử thì đỉnh miễn bàn - Ảnh 1.

CL và G-Dragon là những idol rapper xuất sắc của Gen 2

“R.O.D”, “The Leaders” – G-Dragon & CL (“Act III MOTTE” concert)

Tới những nhóm nhạc Gen 3, YG lại có thêm những nhân tố rapper nổi bật là Mino (WINNER), Bobby (iKON) và Jennie (BLACKPINK). Bobby từng vượt qua nhiều rapper sừng sỏ, trở thành quán quân show rap "Show Me The Money" mùa 3, còn Mino cũng khẳng định tài năng của mình với vị trí á quân mùa 4 của chương trình này.

Loạt idol mang đậm “chất” YG: Rosé và đàn chị giọng “độc” có 1-0-2, từ G-Dragon tới Jennie đều “rap ra lửa”, hội visual tiên tử thì đỉnh miễn bàn - Ảnh 3.

Mino và Bobby là 2 nam rapper tài năng của Gen 3

"Hit Me" MV - MOBB (Mino x Bobby)

Jennie tuy chưa có nhiều cơ hội thể hiện như các đàn anh, đàn chị nhưng cũng được coi là gương mặt idol rapper triển vọng của Kpop. Trước khi bị Soyeon ((G)I-DLE) soán ngôi, cô từng lập kỉ lục nữ rapper có tốc độ bắn rap nhanh nhất trong các nhóm nữ Kpop khi thể hiện 7,88 âm tiết/giây trong ca khúc "DDU-DU DDU-DU".

Loạt idol mang đậm “chất” YG: Rosé và đàn chị giọng “độc” có 1-0-2, từ G-Dragon tới Jennie đều “rap ra lửa”, hội visual tiên tử thì đỉnh miễn bàn - Ảnh 5.

Jennie "ăn điểm" nhờ thần thái và tốc độ rap

Những lần Jennie khoe kĩ năng rap

TREASURE – nhóm nhạc sắp ra mắt của YG cũng sở hữu một rapper nổi bật là Choi Hyunsuk. Anh đã có cơ hội chứng tỏ kĩ năng rap đến nể từ show sống còn Mixnine và sau đó là YG Treasure Box. Nhiều người nhận xét rằng mỗi lần rap, Choi Hyunsuk toát lên sự lạnh lùng nhưng vô cùng lôi cuốn.

Choi Hyunsuk (TREASURE) thể hiện khả năng rap

Kĩ năng vũ đạo

YG cũng là "cái nôi" đào tạo nên vô số "cỗ máy nhảy" xuất sắc hàng đầu Kpop. Những thần tượng này không chỉ có kĩ thuật nhảy tốt mà còn tự biên đạo được sân khấu của chính mình.

Ở thời BIGBANG và 2NE1 còn hoạt động đỉnh cao, không ai là không biết đến tiếng tăm của Taeyang và Minzy. Dù BIGBANG không phải là nhóm nhạc thiên về vũ đạo nhưn g main dancer Taeyang vẫn gây ấn tượng mạnh vì những vũ đạo dứt khoát, uyển chuyển và khả năng freestyle đáng gờm – điều anh chỉ có cơ hội thể hiện trong những ca khúc solo.

Taeyang thể hiện kĩ năng nhảy b-boy

"Ringa Linga" - Taeyang (Performance Video)

Minzy có tài nhảy múa bẩm sinh khi cô là cháu gái của vũ sư múa dân gian nổi tiếng Gong Okjin. Trước khi ra mắt trong 2NE1, Minzy từng giành vô số giải thưởng ở các cuộc thi khiêu vũ và chính tài vũ đạo đã giúp cô lọt vào "mắt xanh" của Yang Hyun Suk, qua đó nữ idol được tuyển vào YG khi cô mới học lớp 6.

Loạt idol mang đậm “chất” YG: Rosé và đàn chị giọng “độc” có 1-0-2, từ G-Dragon tới Jennie đều “rap ra lửa”, hội visual tiên tử thì đỉnh miễn bàn - Ảnh 10.

Minzy bộc lộ tài vũ đạo từ khi còn rất trẻ

Minzy - "I Wanna Dance With Somebody"

Nối tiếp 2 tiền bối nổi tiếng là Hoony (WINNER) và Lisa (BLACKPINK). Hoony nổi tiếng vì khả năng nhảy freestyle đỉnh cao đã được chứng minh từ lúc tham gia cuộc thi thử giọng Kpop Star. Còn Lisa được nhiều biên đạo múa nổi tiếng đánh giá cao vì kĩ thuật tốt và khả năng học vũ đạo "thần tốc". Cô cũng được coi là 1 trong những dancer giỏi nhất Kpop Gen 3.

Hoony và Lisa là những "cỗ máy nhảy" hàng đầu Kpop Gen 3

HOONY X The Kinjaz - "X ACADEMY PERFORMANCE VIDEO"

LILI's FILM #2 - LISA Dance Performance Video

Vocal sở hữu giọng hát độc nhất vô nhị

YG chú trọng tìm kiếm và phát triển những cá nhân có màu giọng độc đáo và đào tạo họ theo style đặc trưng của công ty, đến nỗi nhiều idol chỉ cần hát một nốt là người nghe đã có thể đoán ra danh tính của họ. Rất nhiều vocal nổi tiếng hiện nay đã và đang hoạt động dưới trướng YG như Daesung (BIGBANG), Seungyoon (WINNER), Park Bom (cựu thành viên 2NE1), Lee Hi, Suhyun (AKMU), Junhoe (iKON), Rosé (BLACKPINK) và Bang Yedam (TREASURE).  

"Shut Up" MV – Daesung (BIGBANG)

Lee Hi - "No One" MV (ft. B.I)

“Last Goodbye” – Suhyun (Akdong Musician), Kang Seung Yoon (WINNER)

"I didn't know that time" - Junhoe (iKON) (King of Masked Singer)

Trong số các gương mặt trên, Park Bom và Rosé là hai ca sĩ có giọng hát đặc trưng nhất. Họ đều gây ấn tượng vì màu giọng có 1-0-2, và dù kĩ thuật hát của họ có thể gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận rằng sự độc đáo của 2 idol này đã góp phần tạo nên màu sắc độc nhất vô nhị cho bài hát của nhóm mình.

Park Bom và Rosé sở hữu chất giọng độc đáo, hiếm có trong Kpop

"Spring" – Park Bom (ft. Eunji of Brave Girls) ["Show Music Core" 16/3]

"EYES CLOSED" (Halsey) - Rosé cover

Thành viên nhận vị trí visual đều đẹp đến vô thực

DÙ YG luôn tuyên bố rằng họ quan tâm tới tài năng hơn nhan sắc, thế nhưng công ty này lại sở hữu dàn visual đỉnh cao nhất nhì Kpop, gồm Dara (2NE1), Jinwoo (WINNER), Yunhyeong (iKON) và Jisoo (BLACKPINK).

Những idol đảm nhận vị trí visual trong các nhóm nhạc của YG đều có nhan sắc long lanh như bước ra từ truyện tranh. Đã thế họ còn có điểm chung là… "thánh "hack tuổi" khi đều thuộc top thành viên lớn tuổi nhất nhì nhóm nhưng ngoại hình lại trẻ trung đến mức nhiều đàn em phải ghen tị.

Dara (2NE1) năm nay đã ngoài 30 nhưng vẫn vô cùng trẻ trung

Chị cả Jisoo của BLACKPINK sở hữu nhan sắc "vạn người mê", được coi là visual hàng đầu Kpop

Anh cả Jinwoo (WINNER) sinh năm 1991 nhưng có ngoại hình "baby cute" chuẩn mỹ nam

Yunheong thuộc lứa "anh cả" của iKON và cũng là 1 visual xuất sắc

Nguồn tham khảo: KB

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi dịch công chứng người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.